Truyện Tranh Xuyên Không

Trong nửa tháng, Thủ tướng Phạm Minh Chính hai lần có công điện "thúc" thực hiện hóa đơn điện tử tro cá mối

【cá mối】Doanh nghiệp xăng dầu kêu lãng phí nếu xuất hóa đơn từng lần

Trong nửa tháng,ệpxăngdầukêulãngphínếuxuấthóađơntừnglầcá mối Thủ tướng Phạm Minh Chính hai lần có công điện "thúc" thực hiện hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu. Gần nhất, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các cây xăng phải xuất hóa đơn điện tử từng lần bán và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế ngay trong tháng 12. Quy định này được nhà chức trách lý giải là cần thiết để ngăn xăng dầu lậu, kém chất lượng và chống thất thu thuế trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp bán hàng nhưng không xuất hóa đơn, kê khai thuế.

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lo ngại thời hạn đưa ra quá ngắn (chưa đầy một tháng), và việc buộc xuất hóa đơn từng lần bán khiến họ thêm gánh nặng chi phí.

Trong đơn kiến nghị gửi Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ ngày 3/12, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu phản ánh họ gặp khó khăn về nhân lực và kêu lãng phí khi phải bỏ hoặc thay mới các thiết bị để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý. Ước tính, mỗi cửa hàng xăng dầu sẽ phải chi khoảng 400 triệu đến 1 tỷ đồng để trang bị hạ tầng.

Một thương nhân kinh doanh xăng dầu tại Hà Tĩnh cho hay, chi phí thay thế cột bơm hiện dao động 135-500 triệu đồng, bộ đầu tính đo đếm 40-50 triệu đồng, và thiết bị in khoảng 3 triệu đồng mỗi cột bơm. Chẳng hạn một cây xăng có 3 trụ bơm, khoản tiền phải đầu tư, nâng cấp thiết bị lên tới cả tỷ đồng.

Nhân viên cây xăng trên đường Trần Não, TP Thủ Đức (TP HCM) đổ nhiên liệu cho khách hàng, tháng 10/2022. Ảnh: Thanh Tùng

Nhân viên cây xăng trên đường Trần Não, TP Thủ Đức (TP HCM) đổ nhiên liệu cho khách hàng, tháng 10/2022. Ảnh: Thanh Tùng

Ngoài hạ tầng, công nghệ, các doanh nghiệp cũng lo ngại tăng thêm chi phí khi xuất hóa đơn theo từng lần thay vì một lần vào cuối ngày như trước. Ông Hà Thanh Tùng, Công ty TNHH thương mại vận tải xăng dầu Hà Giang tính toán, hiện 1m3 xăng dầu bán ra cửa hàng mới xuất một hóa đơn, chi phí 500 đồng. Tới đây khách mua số lượng ít, 10.000 - 15.000 đồng một lần, cây xăng cũng phải xuất hóa đơn, số lượng phát hành mỗi ngày 300-400 tờ, thậm chí 700-800 tờ. Như vậy, riêng chi phí hóa đơn xuất bán "đội" gấp vài trăm lần so với trước. Thương nhân này lo ngại doanh nghiệp bị lỗ, kinh doanh không hiệu quả khi "mỗi thứ lại thêm chi phí".

Đại diện Công ty xăng dầu Hà Giang cũng băn khoăn người mua chưa có thói quen lấy hóa đơn, không tương tác do phiền về thủ tục. "Sẽ rất khó khăn khi người mua không cung cấp thông tin. Doanh nghiệp muốn tuân thủ nhưng nhiều khi khó đáp ứng", ông Tùng nói.

Chung quan điểm, ông Đặng Hoài Phương, Giám đốc Công ty Xăng dầu Phương Nam nói, yêu cầu xuất hóa đơn từng lần bán "gây lãng phí xã hội, không phù hợp tình hình thực tế, xu hướng phát triển trong tương lai".

Cho rằng quy định về hóa đơn điện tử trong lĩnh vực xăng là phù hợp, song PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, thừa nhận khó khăn khi doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí đầu tư hạ tầng, công nghệ kết nối với cơ quan thuế. "Bán lẻ xăng dầu có đặc thù riêng, nên cần thời gian chuyển tiếp, lộ trình thực hiện", ông góp ý.

Để gỡ khó, các doanh nghiệp xăng dầu kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép được xuất hóa đơn như hiện tại, tức vào cuối ngày mà không buộc theo từng lần bán.

"Việc xuất hóa đơn điện tử vào cuối ngày là phù hợp, vì vẫn đảm bảo sổ sách kế toán khớp giữa đầu vào, đầu ra và hàng tồn kho, số kiểm kê của cơ quan thuế hàng quý. Xăng dầu là mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng", ông Văn Tấn Phụng, Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Đồng Nai, nêu quan điểm.

Cùng đó, các đơn vị bán lẻ cũng kiến nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ chi phí ban đầu đầu tư hệ thống hạ tầng, kết nối xuất hóa đơn với ngành thuế. Một trong những phương án được họ nhắc tới là cộng chi phí hóa đơn với tỷ lệ phù hợp vào chi phí lưu thông trong công thức tính giá cơ sở bán lẻ xăng dầu.

Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) gợi ý, mức tỷ lệ này khoảng 0,5%, và được coi như chi phí đầu tư, hạch toán vào chi phí thường xuyên trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu.

Tuy vậy, việc cộng chi phí hóa đơn sẽ làm tăng giá bán lẻ tới người tiêu dùng, nên các chuyên gia cho rằng cơ quan quản lý cần tính toán, cân nhắc kỹ trước khi quyết định.

Thực tế, theo Luật Quản lý thuế, các cây xăng bán lẻ phải xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng sau từng lần bán từ tháng 7/2022, nhưng hơn một năm qua chưa được các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tuân thủ.

Hiện, cả nước có khoảng 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, theo quy định sẽ phải thực hiện lộ trình sử dụng và kết nối hóa đơn điện tử với ngành thuế. Nhưng hiện mới có Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) áp dụng với hơn 2.700 cây xăng. Ông Trần Ngọc Năm, Phó tổng giám đốc Petrolimex cho biết, sau hơn 5 năm triển khai hóa đơn điện tử, trung bình mỗi năm doanh nghiệp này xuất hơn 1 tỷ hóa đơn. Việc này giúp "ông lớn" xăng dầu nâng cao khả năng quản trị, thông tin điều hành nhanh chóng, chính xác.

Các doanh nghiệp đầu mối khác đang nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để triển khai. Trước mắt khi chưa thể thay thế ngay thiết bị, kết nối đồng bộ, ông Bùi Ngọc Bảo nói doanh nghiệp xăng dầu sẽ phải xuất hóa đơn bằng tay cho khách hàng. Việc. này nhằm đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của Thủ tướng, hoàn thành lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế trong tháng 12.

"Hiệp hội sẽ đôn đốc, kiến nghị cơ quan thuế có chỉ đạo rõ ràng, bởi xăng dầu là lĩnh vực đặc thù cần có giải thích, hướng dẫn thêm giữa Tổng cục Thuế và doanh nghiệp", Chủ tịch Vinpa cho biết.

Phương Dung

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap